Bạn đã sử dụng máy sấy hiệu quả chưa?

Hiện nay máy sấy đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, nhất là những vùng phía Trung và phía Bắc. Nếu nhà bạn có một chiếc máy sấy (hoặc máy giặt có chức năng sấy), hãy lưu ý những lời khuyên dưới đây để đảm bảo quần áo được sấy một cách tốt nhất cũng như tiết kiệm điện năng nhé.

     Hiện nay máy sấy đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, nhất là những vùng phía Trung và phía Bắc. Nếu nhà bạn có một chiếc máy sấy (hoặc máy giặt có chức năng sấy), hãy lưu ý những lời khuyên dưới đây để đảm bảo quần áo được sấy một cách tốt nhất cũng như tiết kiệm điện năng nhé. 

Không để quần áo còn nhiều nước khi cho vào máy sấy

     Trên thị trường có loại máy sấy quần áo và tủ sấy quần áo. Chức năng và cách sử dụng của chúng cũng không hề giống nhau. Nhưng dù sửu dụng máy sấy quần áo chuyên nghiệp hay chỉ là loại tử sấy quần áo gia đình bình thường thì bạn cũng cần phải vắt quần áo kiệt nước trước rồi mới cho vào máy sấy. Nếu sử dụng máy giặt, bạn nên để công suất vắt mạnh nhất để đạt hiệu quả sấy cao nhất. Quần áo càng ướt thì sấy càng lâu, vừa tốn thời gian vừa tiêu hao nhiều điện năng.

Quần áo rũ ra trước khi cho vào máy sấy

     Quần áo cho vào máy giặt vắt xong thường bị xoắn lại. Thế nên bạn phải giũ ra trước khi cho vào máy sấy nhé! Làm vậy, quần áo sẽ không bị nhăn mà còn nhanh khô nữa đấy!

Chỉ sử dụng 2/3 công suất cho phép

     Mỗi loại máy sấy có 1 công suất mà nhà sản xuất định ra nhưng lắm khi bạn sẽ không sử dụng đến công suất đó. Bạn chỉ nên sử dụng khoảng 2/3 lồng máy quần áo nếu không quần áo sẽ khô không đều hoặc chặt quá làm quần áo bị cháy.

Không nhồi nhét quá nhiều quần áo

     Tuyệt đối không nhồi đầy quần áo vào trong lồng máy, sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, máy nhanh hỏng và quần áo cũng bị nhanh.

Chọn chế độ và nhiệt độ sấy phù hợp

     Một số đồ phối da bạn có thể sấy nhưng nên sấy với chế độ mát chứ không nên để nhiệt độ quá cao. Đối với 1 số loại vải pha nilon nếu bạn sấy nhiệt độ cao có thể làm quần áo bị co rút nên bạn cần tìm hiểu về nhiệt độ sấy quần áo cho từng loại vải trước khi sử dụng máy sấy quần áo. Ở nhãn mác của quần áo đôi khi cũng sẽ có mác kí hiệu để bạn tìm hiểu xem loại quần áo đó của mình sấy được không.

Không cho những vật dụng kim loại vào máy sấy quần áo

     Khi sử dụng máy sấy quần áo tuyệt đối không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy bởi chúng có thể rơi ra và làm hỏng máy sấy, vấn đề này nhiều gia đình gặp phải ở máy sấy quần áo dạng tủ như máy sấy quấn áo Sunhouse. Không sấy những loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, ny-lon không thấm nước, những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn,…

Cách bảo quản máy sấy quần áo bền đẹp

     Để đảm bảo chiếc máy luôn bền và mới theo thời gian thì bạn nên thường xuyên vệ sinh máy theo định kỳ. Thông thường là khoảng 3 tháng bạn nên lau chùi chúng một lần, khi lau thì hãy nhớ tuyệt đối không nên sử dụng bất cứ hóa chất nào hay đổ trực tiếp nước nên máy. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của máy, động cơ chạy của máy cũng không còn được êm ái như trước nữa. Bạn nên sử dụng một chiếc khăn ẩm vải mền để lau chùi sạch sẽ cho máy sấy quần áo. Ngoài ra bạn nên chú ý vệ sinh vài chi tiết đáng chú ý của máy như:

Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên

     Khi sử dụng máy sấy phải vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên. Lưới lọc bông vải thường được bố trí ngay cửa máy sấy, bạn sẽ rất dễ dàng để tháo ra và vệ sinh. Vệ sinh lưới lọc bông vải giúp cho máy sấy hoạt động tốt hơn, đỡ tốn tiền điện. Khi lưới lọc bông vải đầy quá thì bông vải có thể bị đẩy ngược trở lại làm bẩn quần áo, rất khó giải quyết.

Vệ sinh hộp ngưng tụ nước và hộp giữ bụi trước mỗi lần sấy

     Dòng máy ngưng tụ phù hợp với các ngôi nhà có diện tích nhỏ vì không phải dẫn ống ra ngoài và đồng thời lượng nhiệt tỏa cũng không đáng kể. Nếu bạn sử dụng loại này bạn cần phải vệ sinh hộp ngưng tụ nước và hộp giữ bụi trước mỗi lần sấy nhé.


© 2020 - Bản quyền của Bep Minh Trung. Design by Web Ideas

Hotline tư vấn: 0946 491 777
Zalo