Lỗi thường gặp khi sử dụng bếp điện từ và cách khắc phục

Để giúp bạn có thêm thông tin, chúng tôi xin chia sẻ các lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục đơn giản nhất.

     Bếp từ là một loại bếp hiện đại, an toàn và tiết kiệm điện năng. Trong quá trình sử dụng bếp từ, có thể khách hàng sẽ gặp một số trục trặc, có thể lỗi này do lắp đặt sai hoặc do sử dụng không đúng cách. Người tiêu dùng cần tham khảo các lỗi thường gặp để có thể khắc phục ngay lập tức.

     Để giúp bạn có thêm thông tin, chúng tôi xin chia sẻ các lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục đơn giản nhất.

7 mã lỗi E được hiển thị trên màn hình LED của bếp từ cao cấp

     Đối với các sản phẩm bếp từ nhập khẩu cao cấp, bếp sẽ thông báo bằng các mã báo lỗi hiển thị trên mặt bếp. Thông thường, mã báo lỗi bếp từ bắt đầu với chữ cái “E”, nhưng một số thương hiệu bếp từ sử dụng mã báo lỗi với chữ cái “F” và chữ số đi kèm.

1. Đèn hiển thị mã lỗi E0 (kèm tiếng bíp gián đoạn)

      Nguyên nhân: không đặt dụng cụ nấu trên mặt bếp hoặc do dụng cụ nấu có vật liệu không thích hợp như nồi thủy tinh, nồi sứ, nồi đất,… hoặc đường kính dụng cụ nấu nhỏ hơn 10cm. Bếp không nhận điện được đáy nồi và thông báo lỗi

      Xử lý: trong trường hợp bếp chưa có dụng cụ nấu bạn nhanh chóng đặt nồi lên nấu nhé, nhưng nếu đã đặt dụng cụ lên đun nấu mà bếp vẫn còn hiện tượng đó thì bạn cần xem lại dụng cụ nấu này có thích hợp với bếp từ không, bằng cách thử cục nam châm vào đáy nồi, đáy nồi hút nam chân thì mới có thể sử dụng cho bếp từ được.

2. Đèn hiển thị mã lỗi E1

      Nguyên nhân: Bếp từ quá nóng do đun nấu với công suất lớn quá lâu.

      Xử lý: trước tiên là tắt bếp, sau đó nhấc ngay nồi ra khỏi bếp rồi kiểm tra xem có khe thông gió nào bị bít kín không, nếu có thì ngay lập tức hãy loại bỏ vật đang chặn khe thông gió. Sau đó để cho bếp nguội ít nhất 10 phút trước khi đặt nồi lên bếp và tiếp tục bật bếp để nấu.

3. Đèn hiển thị mã lỗi E2

      Nguyên nhân: nguồn điện cao hơn 260V. Hoặc nguyên nhân khác có thể là do nồi, chảo đặt lên bếp để nấu đã lâu nhưng bên trong chưa có thức ăn để nấu cũng gây ra hiện tượng này.

      Cách xử lý: với nguyên nhân thứ nhất bạn cần kiểm tra lại xem hiệu điện thế dòng điện sử dụng cho bếp từ nhà bạn có phải là 220V không, nếu cao hơn hoặc thấp hơn hãy dùng ổn áp nhé! Với nguyên nhân thứ hai thì đơn giản là nhanh chóng cho thức ăn vào chế biến. Nhưng cho vào rồi mà vẫn còn tín hiệu này thì tắt bếp chờ khoảng 10 phút cho bếp nguội đi rồi tiếp tục đun nấu.

4. Đèn hiển thị mã lỗi E3

      Nguyên nhân: nguồn điện thấp hơn 170v hoặc nguồn điện quá tải.

      Cách xử lý: tắt bếp và kiểm tra lại nguồn điện có ổn định không hoặc tốt hơn là dùng ổn áp. Nhà sản xuất khuyên dùng dây điện trên 5AM cho bếp từ.

5. Đèn hiển thị mã lỗi E4 (kèm tiếng bíp gián đoạn)

      Nguyên nhân: dòng điện quá cao, nhiệt độ dụng cụ nấu cao hơn 280 độ C.

      Xử lý: kiểm tra dòng điện hoặc tắt bếp cho nguội hẳn rồi mới tiếp tục đun nấu.

6. Đèn hiển thị mã lỗi E5

      Nguyên nhân: IGBT bị quá nhiệt – với lỗi này thì bếp tự phục hồi khi nhiệt độ giảm.

7. Đèn hiển thị mã lỗi E6 (tiếng bíp gấp)

      Nguyên nhân: đáy dụng cụ nấu có nhiệt độ quá cao, cảnh báo lỏng cảm biến nhiệt, cảm biến nhiệt bị tắt hay nối tắt.

      Xử lý: không nên đặt đáy nồi có nhiệt độ quá cao lên bếp, tránh trường hợp mặt kính bị sốc nhiệt đột ngột dẫn đến nứt vỡ, bếp sẽ cảm ứng tự động ngắt nhiệt và tắt bếp ngay.

8. Lỗi EF: Bề mặt bếp đang bị ướt

      Nguyên nhân: lỗi này do nước hoặc thức ăn tràn phím điều khiển. Bạn hãy kiểm tra và lau kỹ bề mặt bếp để bếp có thể tiếp tục hoạt động bình thường.


© 2020 - Bản quyền của Bep Minh Trung. Design by Web Ideas

Hotline tư vấn: 0946 491 777
Zalo